LƯU Ý KHI BÉ HỌC MỘT NGÔN NGỮ MỚI

Xu hướng vài năm trở lại đây cho thấy độ tuổi học tiếng anh của trẻ ngày càng sớm. Cha mẹ Việt dành sự đầu tư lớn, tạo điều kiện để con mình làm quen với tiếng anh. Đặc biệt là cho bé học tiếng anh với giáo viên nước ngoài từ rất sớm. Nhưng việc học một ngôn ngữ mới khi con còn nhỏ cũng cần một số những lưu ý nhất định. Ba mẹ đã biết chưa? PT SUN English sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về việc giúp con học một ngôn ngữ mới thông qua bài viết này nhé!

Các lưu ý khi học một ngôn ngữ mới

Những lưu ý khi học một ngôn ngữ mới

Chứng minh qua các nghiên cứu về việc học một ngôn ngữ mới 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một thực tế: Trẻ em học một ngôn ngữ mới nhanh hơn người lớn và chúng có thể đạt được trình độ người bản ngữ dễ dàng hơn. Vậy thời điểm tốt nhất để cho con học một ngôn ngữ thứ 2 là khi nào?

Trẻ học một ngôn ngữ mới thứ 2 nhanh hơn người lớn

Phần lớn người trưởng thành cảm thấy khá khó khăn để học một ngoại ngữ. Trong khi đó, trẻ em được tiếp xúc với một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ từ sớm lại có thể nói thành thạo cả hai thứ tiếng như người bản ngữ. Trẻ càng lớn thì khả năng hấp thụ ngôn ngữ càng giảm.

Trẻ em tại các nước phát triển như Mỹ, Anh học song ngữ từ rất sớm

Một nghiên cứu về quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ của Institute For Learning & Brain Sciences (I-LABS), ĐH Washington về quá trình bộ não tiếp nhận ngôn ngữ ở trẻ 11 tháng tuổi từ gia đình nói 1 thứ tiếng (tiếng Anh) và 2 thứ tiếng (tiếng Anh và Tây Ban Nha) cho thấy: ngay trước khi đa số trẻ em bắt đầu nói những từ đầu tiên, não bộ của trẻ trong gia đình chỉ nói tiếng Anh có thể xử lý tốt các âm tiếng Anh. Nhưng điều đó không xảy ra với các âm thuộc về một ngôn ngữ xa lạ như tiếng Tây Ban Nha. Não bộ đứa trẻ từ gia đình nói 2 thứ tiếng có thể xử lý tốt các âm của cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Trẻ học một ngôn ngữ mới dễ dàng hơn người lớn

Học nhiều hơn 1 ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ đang là một xu hướng chung. Trên thực tế nhiều trẻ em trên thế giới đã và đang học hai ngôn ngữ cùng một lúc. Các ông bố, bà mẹ cũng quan tâm đến việc liệu con mình có tốc độ phản ứng với ngôn ngữ và vốn từ vựng giống với bạn bè cùng trang lứa hay không?

Trong giai đoạn này, bộ não của trẻ trở nên chuyên biệt để nghe những khác biệt tinh tế giữa các âm thanh của các ngôn ngữ mà chúng nghe được. Các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng, trẻ có cơ chế học ngôn ngữ tự nhiên như một bản năng. Không phân biệt tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ. Một ngôn ngữ duy nhất hay nhiều hơn một ngôn ngữ. Trẻ có thể học bất cứ ngôn ngữ nào mà chúng thường xuyên nghe và tương tác trong cuộc sống. Đó là cách một bộ não của trẻ học một ngôn ngữ mới.

Các lưu ý khi học một ngôn ngữ mới

Trẻ học một ngôn ngữ mới dễ dàng hơn người lớn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng

Theo Tiến sĩ Maria Montessori – Italy: trẻ nhỏ có những giai đoạn phát triển đặc biệt trước sự kích thích của môi trường xung quanh. Trong đó, thời điểm đầu học nói là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng. Vì trẻ thực sự có nhu cầu giao tiếp, rất tò mò, hiếu kỳ, thích quan sát, bắt chước người khác và tìm hiểu những điều xung quanh. Vì vậy bà cho rằng đây là giai đoạn “vàng” để trẻ học tập, thu nạp kiến thức về ngôn ngữ.

Một người trưởng thành học một ngôn ngữ mới cần thời gian, kỹ năng và quyết tâm. Nhưng có một thực tế trẻ em học một ngôn ngữ mới nhanh hơn người lớn nhiều lần và chúng có thể đạt được trình độ người bản ngữ dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy thời điểm nào phù hợp nhất để cho trẻ học ngôn ngữ thứ 2?

Thời điểm thích hợp để trẻ học một ngôn ngữ mới thứ 2

Theo nhiều nghiên cứu khoa học từ 3 đến 10 tuổi là thời điểm vàng cho các kỹ năng ngoại ngữ được phát triển. Các nhà nghiên cứu gọi giai đoạn này là “giai đoạn nhạy cảm nhất” trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ. Càng lớn lên việc tiếp học một ngôn ngữ mới trở nên khó khăn hơn. Đây là thời điểm cho các kỹ năng ngoại ngữ được phát triển như khả năng nghe chính xác âm, khả năng nói bắt chước và khả năng nhận thức thông qua các hoạt động giao tiếp vui chơi.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy: trẻ từ 3 đến 4 tuổi, khả năng hấp thụ ngôn ngữ ở trẻ em là 100%, từ 4 đến 6 tuổi là 80%, từ 7 đến 8 tuổi là 70%, và 8 đến 11 tuổi là 30%. Do đó, việc học tiếng Anh càng sớm thì ngôn ngữ của trẻ càng xuất sắc trong học tập về sau này.

Thời điểm thích hợp để để học ngôn ngữ thứ 2 là trước 10 tuổi

Nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của trẻ là bộ máy học tập tốt nhất từng được tạo ra và việc học của trẻ rất nhạy cảm với thời gian. Bộ não của trẻ sẽ học ngôn ngữ thứ hai tốt hơn so với độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi. Não bộ trẻ có thể điều chỉnh để xử lý bất cứ ngôn ngữ nào mà chúng nghe được.

Trên thực tế việc học ngôn ngữ thứ 2 – Tiếng Anh trước 3 tuổi không mang nhiều lợi ích. Mà chỉ là bước khởi đầu để trẻ tiếp cận với tiếng Anh. Do vậy, từ 3 tuổi trẻ nên học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 một cách bài bản. Tuy nhiên, nên lưu ý trong giai đoạn này trẻ học thông qua giao tiếp – vui chơi trong môi trường sử dụng tiếng Anh. Do đó, các bài học tiếng Anh thông qua tương tác nghe – nói ở độ tuổi này sẽ giúp trẻ phát huy khả năng học nói tốt tiếng Anh như người bản ngữ.

Việc học ngoại ngữ trong độ tuổi này sẽ giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng như không bị phát âm sai, khả năng nhớ từ vựng tuyệt vời và khả năng phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh chính xác.

Một nghiên cứu mới được thực hiện của MIT (Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) chỉ ra rằng: trẻ em dưới 10 tuổi có thể dễ dàng tiếp thu thông tin và xuất sắc hơn trong ngôn ngữ mới. Sau giai đoạn này việc học các kỹ năng mới ngôn ngữ thứ hai trở nên khó khăn hơn.

Thời điểm thích hợp để học một ngôn ngữ mới 

Những lưu ý khi cho trẻ học một ngôn ngữ mới

Trẻ được tiếp xúc với ngoại ngữ khi còn chưa nhận thức được. Đó là việc học giúp trẻ cảm thấy thoải mái như việc học tiếng mẹ đẻ. Với những trẻ bộc lộ năng khiếu tiếng anh sớm cha mẹ cần có định hướng phù hợp để bé phát triển toàn diện các kỹ năng.

1.Phân biệt rạch ròi giữa hai ngôn ngữ

Khi cho bé học tiếng anh với giáo viên nước ngoài sớm sẽ làm con bị loạn ngôn ngữ. Thậm chí không phân biệt được tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Điều này xảy ra khi cha mẹ nói lẫn lộn 2 ngôn ngữ. Ví dụ như khi cha mẹ hỏi bằng tiếng anh nhưng giải thích bằng tiếng việt. Cha mẹ nên phân biệt rõ ràng 2 ngôn ngữ trong cả đời sống hàng ngày. Để bé không bị nhầm lẫn quá nhiều. Việc áp dụng những câu hỏi tiếng anh vào cuộc sống hàng ngày rất tốt. Điều đó giúp bé phản xạ tốt hơn. Thế nhưng cha mẹ không nên lạm dụng quá nhiều. Không nên lúc nào cũng dùng tiếng anh khiến bé bị quên tiếng mẹ đẻ.

2.Sự kiên trì

Thông thường trẻ mất gần 2 năm kể từ khi sinh ra mới có thể nói tiếng Việt rành mạch. Ngoại ngữ cũng vậy. Trẻ cần có thời gian thẩm thấu ngôn ngữ. Tiếng anh là một ngoại ngữ, không phải tiếng mẹ đẻ các bé tiếp thu sẽ chậm hơn. Hơn thế, học một ngoại ngữ mới với người Việt vốn đã không phải dễ dàng. Trong khi trẻ nhỏ nhận thức còn chưa hoàn chỉnh, lại hiếu động. Không thể ngày một ngày hai chúng có thể tiếp thu được hết kiến thức. Chính vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn trong thời gian dài cho việc học của các bé.

3.Cho bé học tiếng anh dưới nhiều hình thức

Lúc trước, việc học thường gắn liền với việc ngồi vào bàn nghiêm túc với sách vở. Thế nhưng, phương pháp này không thể áp dụng với trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ rất hiếu động và ham chơi. Để bé có hứng thú với việc học cha mẹ nên sử dụng nhiều hình thức. Cha mẹ có thể cho bé chơi trò chơi, học hát, hay đọc truyện cổ tích bằng tiếng anh,…Hoặc, cha mẹ có thể cho bé học tiếng anh với giáo viên nước ngoài. Đây là phương pháp giúp trẻ tiếp cận ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Bé có thể học mọi lúc, mọi nơi và cha mẹ cũng tiết kiệm thời gian đưa đón.

Các lưu ý khi học một ngôn ngữ mới

Kết hợp các trò chơi cho bé học

4.Cần có sự chính xác cao

Có một vài sự dẫn chứng rất rõ ràng trong cách học tiếng anh của trẻ em hiện nay. Khi giáo viên giơ quả chanh màu xanh lên và yêu cầu học viên đọc bằng tiếng anh. Đa phần các em trả lời là “lemon”. Nhưng thực tế “lemon” là quả chanh màu vàng. Còn quả chanh màu xanh chúng ta hay sử dụng gọi là “Lime” trong tiếng anh.
Hay hầu hết các em được dạy “lying” là nằm. Nhưng đó chỉ là nằm, trong khi chúng ta có nằm sấp, nằm ghé, nằm ngửa. Vậy tên gọi trong tiếng anh là gì? Những từ ngữ này các em không biết hoặc đọc sai.

Kết luận:

Việc cho trẻ học một ngôn ngữ mới khi trong đúng độ tuổi có thể tiếp thu kiến thức là hoàn toàn cần thiết. Nhưng cách dạy một ngôn ngữ mới cũng cần có kỹ năng và các lưu ý để tránh bị loạn ngôn ngữ. Các bậc cha mẹ nên chú ý và tương tác với con nhiều để con không cảm thấy việc tiếp thu thêm một ngôn ngữ là bắt buộc. Nên để con thoải mái và thích thú khi học thêm. Nếu ba mẹ chưa biết các phương pháp dạy học đúng thì nên tìm đến các trung tâm tiếng anh để có thể hỗ trợ. PT SUN English tự hào là một trung tâm uy tín. Giúp các bé có thể tự tin sử dụng một ngôn ngữ mới. Liên hệ với PT SUN English để được tư vấn ba mẹ nhé!

Thanhnga

Cơ sở vật chất PT SUN ENGLISH
Không gian Cơ sở PT SUN ENGLISH
PT SUN ENGLISH Vũ Xá Thất Hùng
Khu sảnh PT SUN ENGLISH
Phòng học PT SUN ENGLISH
Cơ sở sảnh PT SUN ENGLISH
Cơ sở PT SUN ENGLISH
Sảnh ngoài PT SUN ENGLISH
Cơ sở vật chất PT SUN ENGLISH
Phòng học PT SUN ENGLISH
Phòng tầng 2 PT SUN ENGLISH
Cơ sở vật chất PT SUN ENGLISH
Sảnh lễ tân PT SUN ENGLISH Hải Dương
Tự hào PT SUN
Số lượng học viên theo học đa dạng
Giáo viên trình độ cao
Không gian và vật chất đáp ứng tiện nghi
Học viên được trải nghiệm
Tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa
PT SUN đạt tiêu chuẩn
Sảnh lễ tân PT SUN ENGLISH Hà Nội